Tháng Thanh niên 2024 - "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"

Dạy học tích cực trong môn Tiếng Anh

06/10/2019
Đăng bởi THPT ĐOÀN KẾT

           Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu  hướng toàn cầu hóa thì vai trò của Tiếng Anh  ngày càng được khẳng định. Mục tiêu dạy và học tiếng Anh ở trường PT là giúp học sinh sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thông thông qua việc hình thành các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở nắm vững hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh cơ bản. Qua đó tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm nâng cao trình độ văn hóa chung, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phát triển tư duy.

        Để hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua luyện tập các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng ngữ pháp, các thầy cô giáo Tiếng Anh trường THPT Đoàn Kết-Hai Bà Trưng đã tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm.  Về phía học sinh, các em  đã  tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao.

        Một trong những phương pháp dạy học được các thầy cô giáo Tiếng Anh sử dụng giúp các em học sinh luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự  học là dạy và học hợp tác trong  nhóm nhỏ. Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

       Dưới đây là hình ảnh một tiết Speaking của thầy trò lớp 12D1, các em hợp tác nhóm với nhau để thuyết trình về ưu và nhược điểm khi sống ở thành thị và nông thôn

           Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

 

0438634652
popup

Số lượng:

Tổng tiền: