Tháng Thanh niên 2024 - "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"

THAM LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

07/10/2019
Đăng bởi THPT ĐOÀN KẾT

 Phần I: Nhìn nhận về thực trạng của trường.

Về ưu điểm:

  • Đa số học sinh ngoan, có ý thức trong học tập.
  • Nhìn từ điểm tuyển sinh vào lớp 10 thì trường ta thuộc tốp trường có điểm đầu vào khá cao so với TP Hà Nội.
  • Tình độ giáo viên của nhà trường tương đối đồng đều và có chuyên môn tốt.
  • Sự quản lí của BGH khoa học, có kế hoạch lâu dài
  • Cơ sở vật chất của nhà trường tốt cho việc dạy và học
  • Có tinh thần đoàn kết cao trong hội đồng sư phạm nhà trường.

Về nhược điểm:

Về phía học sinh

  1. Số lượng học sinh có điểm cao trên 50 thì không nhiều, mà số lượng đó khi vào trường thì đa số được phân vào lớp chọn như A1, D1, còn 12-14 lớp còn lại có lực học của học sinh chỉ ở mức khá hoặc TB-Khá hoặc TB – yếu.
  2.  Còn một số học sinh có lực học TB, yếu, kiến thức nền tảng gần như không có, bên cạnh đó khả năng tư duy rất hạn chế nên có tư tưởng buông xuôi và trông chờ vào sự may rủi trong lúc làm bài thi trắc nghiệm.
  3.  Ý thức tự vươn lên trong học tập của học sinh còn rất hạn chế, một số học sinh không có tinh thần tự giác trong học tập, Cụ thể như môn Toán khi chép đề bài tập lên bảng nếu không đôn đốc, nhắc nhở việc làm bài thì gần như hs không tự giác làm mà chờ giáo viên chữa hoặc chờ GV gọi bạn nào lên chữa rồi chép vào vở cho đầy đủ.

Về phía GV

  1.  Còn một số giáo viên chưa thực sự đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, chưa cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt là phương pháp thi trắc nghiệm.
  2.  Chưa có khả năng thu hút học sinh khi ôn thi tốt nghiệp THPT QG

Về phía phụ huynh

  1.  Phụ huynh còn chưa sát sao trong việc nhắc nhở, đôn đốc con em học tập.

Với những thực trạng nêu trên, Theo kinh nghiệm của bản thân tôi và qua sự tiếp thu kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Tôi xin đưa ra 6 giải pháp nhằm góp phần đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia.

Giải pháp 1:  Tiến hành đánh giá và phân loại đối tượng học sinh (thông qua giáo viên giảng dạy, không thông qua điểm tổng kết). Việc nắm bắt được đúng năng lực học sinh theo tôi là rất quan trọng vì qua đó mình có thể cung cấp cho HS mức độ bài tập, mức độ kiến thức phù hợp với đối tượng HS đó, như thế sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập và hơn nữa giúp các em nhận thức được rằng mình hoàn toàn có thể học được môn học đó cho dù từ trước đến giờ mình vẫn nghĩ môn học đó là rất khó. DẠY THEO NĂNG LỰC HỌC SINH

Giải pháp 2: Có kế hoạch bổ trợ thêm kiến thức cơ bản cho những học sinh yếu (Vì đa số những hs trượt tốt nghiệp là bị điểm liệt và khi các em có nền tảng kiến thức cơ bản thì tự nhiên các em sẽ thích học)

Giải pháp 3: Kết hợp với GVCN hoặc trực tiếp trao đổi với phụ huynh những hs cá biệt để phu huynh đôn đốc nhắc nhở con chịu khó học tập

Giải pháp 4: Trong quá trình giảng dạy cần giao nhiệm vụ cho từng đối tượng học sinh. Tức là sau mỗi phần giảng dạy giáo viên phải có hệ thống bài tập giao về nhà cụ thể cho từng đối tượng học sinh và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành bài tập của học sinh.

Giải pháp 5: Giáo viên ôn thi dành thời gian chữa bài, hướng dẫn học sinh ngoài giờ học. Giáo viên khuyến khích học sinh gặp thầy cô trao đổi về các vướng mắc gặp phải trong quá trình học và làm bài tập. (Bây giờ cũng là thời kỳ của cuộc cách mạng số nên thầy cô cũng có thể trao đổi hướng dẫn học sinh thông qua mạng internet)

Giải pháp 6: Khi ôn tốt nghiệp THPT Quốc Gia cần bám sát vào đề minh họa, cần nghĩ thêm nhiều câu hỏi tương tự thuộc câu hỏi khó có trong đề minh họa để học sinh làm nhiều thành quen.

Phần III. Kiến nghị

*) Đối với tổ, nhóm chuyên môn

- Lựa chọn kiến thức và xây dựng phân phối chương trình phù hợp với đa số đối tượng học sinh (hoặc có thể xây dựng chương trình riêng ôn tập và lượng kiến thức phù hợp với từng loại đối tượng sau khi đã tiến hành phân loại).

- Sau khi có đề minh họa tổ nhóm nên phân công mỗi GV một phần nghĩ thêm nhiều câu hỏi tương tự thuộc câu hỏi khó có trong đề minh họa để học sinh làm nhiều thành quen. (Đặc biệt là những câu khó, câu vận dụng cao)

*) Đối với BGH

- Quá trình ôn thi tốt nghiệp cần chia thành các giai đoạn khác nhau (Riêng điểm này thì trường ta đang làm rất tốt) kết thúc mỗi giai đoạn tổ chức thi kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh để có hướng điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo (Việc thi đó nhà trường nên mua đề của GV thuộc trường khác và sau khi thi xong mỗi GV của từng lớp phải cho học sinh thấy được qua cuộc thi đó hs cần khắc phục điều gì và cần phát huy điều gì).

- Lập kế hoạch ôn thi THPT Quốc Gia ngay từ đầu năm học

         - Yêu cầu giáo viên ôn thi thường xuyên trực tiếp báo cáo tình hình ôn tập của học sinh.

         - Có kế hoạch gặp gỡ định hướng học sinh (cho học sinh thấy được tầm quan trọng của kì thi; phân tích cho học sinh thấy được kết quả thi của học sinh như thế nào nếu duy trì cách học, ôn thi như hiện tại)

         - Nhà trường yêu cầu từng học sinh căn cứ vào lực học của mình để đăng kí dự kiến điểm thi tốt nghiệp (kể cả thi ở từng giai đoạn) của từng môn. Với đăng kí dự kiến học sinh sẽ tự lập kế hoạch ôn tập cụ thể phân phối thời gian ôn tập hợp lý cho từng môn (nhà trường căn cứ vào kế hoạch mà các em lập có thể xây dựng kế hoạch giúp đỡ các em học thêm ở nhà)

         - Quản lí tốt hơn việc ôn thi tốt nghiệp ở giai đoạn cuối và lớp bổ trợ kiến thức cho học sinh yếu

         - Có kế hoạch bồi dưỡng những hs khá, giỏi để thi đạt kết quả cao, tạo thương hiệu cho nhà trường.

Nguyễn Hồng Sơn – GV tổ Toán

 

 

0438634652
popup

Số lượng:

Tổng tiền: